Giao thức định tuyến RIP (Routing Information Protocol)

Comments

RIP (Routing Information Protocol) là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đặn gửi toàn bộ routing table ra các Router hàng xóm và các Router này sẽ phát tán ra tất cả Router bên cạnh đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop-count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới mạng đích. Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford.

RIP sử dụng hop-count như một thước đo định tuyến để tìm kiếm đường đi tốt nhất giữa hai điểm. Hop-count là số lượng Router mà một packet phải đi qua cho đến khi đến được địa chỉ đích. Để tránh tình trạng Lop vô tận thì RIP giới hạn Hop-count tối đa là 16. Khi một Router nhận được một thông tin láng giềng Router sẽ tăng chỉ số Hop lên 1 vì Router cũng xem nó là 1 Hop trên đường đi, nếu sau khi tăng chỉ số Hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì Router xem như không tồn tại mạng đích trên tuyến đường này.

Giao thức định tuyến RIP (Routing Information Protocol)

Đặc điểm chính của RIP

  • RIP có hai phiên bản là RIPv1 và phiên bản mới hơn là RIPv2
  • Đây là một giao thức dạng Vector khoảng cách
  • Nó chọn đường đi theo số nút mạng đi qua(# of hops, Max =15 hops).

RIP time

  • Route update timer: là thời gian trao đổi thông tin định tuyến của Router với tất cả các active interface. Thông tin ở đây là toàn bộ bảng định tuyến và thởi gian định kỳ là 30s.
  • Routing invalid Timer: là khoảng thời gian xác định một tuyến đường invalid. Được bắt đầu nếu hết thời gian Hold time mà không nhận được update, sau khoảng thời gian đó Router sẽ gửi một update tới tất cả các Interface là tuyến đường đó đã invalid.
  • Holddown timer: giá trị này được sử dụng khi có thông tin định tuyến bị thay đổi. Sau khi nhận thông tin thay đổi, Router đặt tuyến đường đó vào trạng thái hold-down. Điều này có nghĩa là Router không gửi quảng bá cũng như không nhận quảng bá về thông tin đó trong khoảng thời gian Hold down timer. Sau khoảng thời gian này Router mới nhận và gửi thông tin về tuyến đường đó. Điều này làm giảm thông tin sai mà Router học được. Giá trị mặc định là 180 giây.
  • Route flush timer: là khoảng thời gian được tính từ khi tuyến đường ở trạng thái không hợp lệ đến khi tuyến bị xoá khỏi bảng định tuyến. Giá trị Route invalid timer phải nhỏ hơn giá trị Route flush timer vì Router cần thông báo tới các Router bên cạnh của nó về trạng thái invalid của tuyến đường đó trước khi local routing được update.

So sánh giữa RIPv1 và RIPv2

Có hai version hoạt động của giao thức RIP là version 1 và 2. Hai version này giống nhau hoàn toàn về cách thức hoạt động như đã mô tả ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt:

  • RIPv1 là một giao thức classful trong khi RIPv2 là một giao thức classless. Các giao thức classful có nhiều điểm hạn chế nên ngày nay các tiến trình RIP được chạy chủ yếu là RIPv2.
  • RIPv1 sử dụng địa chỉ broadcast 255.255.255.255 để gửi đi các bản tin cập nhật trong khi RIPv2 sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.9 để gửi đi các bản tin cập nhật.
  • RIPv1 không hỗ trợ xác thực trong định tuyến trong khi RIPv2 có hỗ trợ xác thực. Điều này dẫn đến những nguy cơ về bảo mật khi sử dụng RIPv1.

Cấu hình

R(config)#router rip

R(config-router)#version 2

R(config-router)#network mang_quang_ba

Những tùy chỉnh cần nhớ trong RIP

  • Auto-summary: Gộp các subnet lại thành một network chung.
  • Default-information originate: Quảng bá tuyến default route của nó cho các router cùng chạy RIP bên trong
  • Redistribute static: Quảng bá những static route của nó cho các router cùng chạy RIP bên trong.
  • Distance: Set giá trị AD.
  • Passive-interface: Không cho gửi thông tin RIP đến các cổng connected với host để giảm traffic vô ích.

Lab cơ bản

Giao thức định tuyến RIP (Routing Information Protocol)

Cấu hình router R1

R1(config)#router rip
R1(config-router)#version 2
R1(config-router)#network 192.168.1.0
R1(config-router)#network 192.168.3.0

Cấu hình router R2:

R2(config)#router rip
R2(config-router)#version 2
R2(config-router)#network 192.168.2.0
R2(config-router)#network 192.168.3.0

Tham khảo Wikipedia, vnpro, ntps

TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

SD-WAN là gì? Những Tính năng nổi bạt của SD-WAN

SD-WAN là gì? Những Tính năng nổi bạt của SD-WAN

SD WAN là gì? SD WAN là từ viết tắt của software-defined Wide Area Network. SD WAN là một kiến trúc mạng ảo cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền dẫn, chẳng hạn như...

Wifi 6 là gì? Ưu điểm của Wifi 6?

Wifi 6 là gì? Ưu điểm của Wifi 6?

Wifi 6 được xem là thế hệ mang wifi mới nhất, cải thiện tốc độ tốt hơn so với các kết nối mạng không dây với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… trước đây. Vậy wifi 6 là gì? Có gì...

Các kiểu kết nối trong mạng

Các kiểu kết nối trong mạng

Mạng là kết nối được thực hiện thông qua liên kết giữa hai hoặc nhiều thiết bị. Thiết bị có thể là máy tính, máy in hoặc bất kỳ thiết bị nào khác có khả năng gửi và nhận dữ liệu. Có hai cách để kết...

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *