Sự khác biệt giữa OSPF và RIP

Comments

Sự khác biệt giữa OSPF và RIP – Bài này sẽ tóm tắt và chỉ ra sự khác biệt giữa 2 giao thức định tuyến là RIP và OSPF. Mở đầu, mình xin điểm qua một số ý chính để các bạn nắm kiến thức cơ bản về 2 giao thức này.

RIP- Routing Information Protocol

Routing Information Protocol (RIP) là giao thức định tuyến vector khoảng cách (Distance Vector Protocol) xuất hiện vào năm 1970 bởi Xerox như là một phần của bộ giao thức Xerox Networking Services (XNS). Và sau đó RIP được chấp nhận rộng rải trước khi có một chuẩn chính thức được xuất bản. Đến năm 1988 RIP mới được chính thức ban bố trong RFC1058 bởi Charles Hedrick. RIP được sử dụng rộng rãi do tính chất đơn giản và tiện dụng của nó.

Các router lựa chọn đường đi tốt nhất trên cơ sở HOP. Ví du:

  • Đường 1: R1 > R2 > R4 > R6 > R7
  • Đường 2: R1 > R3 > R5 > R7

Ở ví dụ trên có 2 đường khả dụng đi từ R1 đến R7, bạn nghĩ con đường nào có thể được chọn trong RIP. Đường 2 sẽ được chọn vì đi qua ít HOP nhất.

Trong một mạng phức tạp, bạn có thể có nhiều giao thức định tuyến chạy đồng thời. Các giao thức định tuyến khác nhau sử dụng các số liệu khác nhau để tính toán đường đi tốt nhất cho điểm đến. Trong trường hợp này router có thể nhận được thông tin tuyến đường khác nhau cho một mạng đích duy nhất.

Các điểm chính cần ghi nhớ cho RIP-Routing Information Protocol (RIPv1 và RIPv2):

  • RIPv1 sử dụng broadcast để định tuyến cập nhật trong khi RIPv2 sử dụng multicast để định tuyến cập nhật
  • RIPv1 gửi broadcast trên 255.255.255.255 trong khi RIPv2 gửi multicast trên 224.0.0.9
  • RIPv1 không hỗ trợ VLSM trong khi RIPv2 hỗ trợ VLSM.
  • RIPv1 không hỗ trợ bất kỳ chứng thực nào trong khi RIPv2 hỗ trợ chứng thực MD5
  • RIPv1 chỉ hỗ trợ định tuyến theo lớp và RIPv2 hỗ trợ định tuyến không lớp

OSPF- Open Shortest Path First

OSPF – Open Shortest Path First là một giao thức định tuyến link – state điển hình. Đây là một giao thức được sử dụng rộng rãi trong các mạng doanh nghiệp có kích thước lớn.

Các điểm chính cần nhớ trong OSPF-Open Shortest Path First:

  • OSPF quảng cáo trạng thái của các liên kết kết nối trực tiếp bằng cách sử dụng quảng cáo Link-State (LSA).
  • OSPF sẽ hình thành các mối quan hệ láng giềng với các bộ định tuyến lân cận trong cùng một khu vực
  • OSPF gửi quảng cáo trạng thái liên kết nếu có sự thay đổi trong mạng sau mỗi 30 Phút.
  • OSPF traffic là multicast hoặc địa chỉ 224.0.0.5 (tất cả OSPF router) hoặc 224.0.0.6
  • Các tuyến OSPF có giá trị AD là 110.
  • OSPF là một giao thức không phân lớp, và do đó hỗ trợ VLSM.
  • OSPF sử dụng cost làm thước đo của nó, được tính dựa trên băng thông.

Sự khác biệt giữa các giao thức định tuyến RIPv2 và OSPF

Tham khảo ttlbits.com và NTPS.edu.vn

TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

SD-WAN là gì? Những Tính năng nổi bạt của SD-WAN

SD-WAN là gì? Những Tính năng nổi bạt của SD-WAN

SD WAN là gì? SD WAN là từ viết tắt của software-defined Wide Area Network. SD WAN là một kiến trúc mạng ảo cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền dẫn, chẳng hạn như...

Wifi 6 là gì? Ưu điểm của Wifi 6?

Wifi 6 là gì? Ưu điểm của Wifi 6?

Wifi 6 được xem là thế hệ mang wifi mới nhất, cải thiện tốc độ tốt hơn so với các kết nối mạng không dây với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… trước đây. Vậy wifi 6 là gì? Có gì...

Các kiểu kết nối trong mạng

Các kiểu kết nối trong mạng

Mạng là kết nối được thực hiện thông qua liên kết giữa hai hoặc nhiều thiết bị. Thiết bị có thể là máy tính, máy in hoặc bất kỳ thiết bị nào khác có khả năng gửi và nhận dữ liệu. Có hai cách để kết...

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *