Nỗi sợ trong cuộc chiến AI

Comments

Năm 2015, Musk và Page tranh luận về AI tại sinh nhật của Musk. Page cho AI sẽ mang lại lợi ích, Musk lo nó sẽ hủy diệt nhân loại.

Sau đó, Musk thành lập OpenAI để nghiên cứu AI an toàn. Nhưng sau đó anh rời đi vì bất đồng ý kiến với Altman – người đứng đầu OpenAI.

Trong khi đó, Google mua startup AI DeepMind với giá 650 triệu USD. Facebook cũng tăng cường đầu tư vào AI.

Gần đây, chatbot ChatGPT của OpenAI gây chấn động thế giới. Điều này cho thấy AI đang phát triển nhanh, khó kiểm soát.

Bên trong OpenAI cũng xảy ra tranh chấp nội bộ về việc thương mại hóa AI. Một số thành viên HĐQT lo ngại Altman đang ưu tiên lợi nhuận hơn an toàn. Cuộc chiến giữa HĐQT và Altman vừa qua cho thấy phần lớn nhân viên ở OpenAI ủng hộ quan điểm thương mại hóa AI hơn.

Bạn có thể nhìn thấy AI đang là miếng bánh rất lớn mà các ông lớn công nghệ đang tranh giành. Sự cạnh tranh giữa họ có thể ảnh hưởng tới tương lai của công nghệ này nói riêng và cho cả xã hội của con người trên toàn cầu nói chung.

Qua xung đột trên bạn có thể nhìn thấy rất cần thiết cho sự cân bằng giữa phát triển công nghệ vì lợi nhuận và phát triển xã hội bền vững.

Phát triển công nghệ vì lợi nhuận là cần thiết để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư cho nghiên cứu. Nhưng không thể chỉ vì lợi nhuận mà bỏ qua các tác động tiêu cực lên xã hội có thể có.

Để đảm bảo những tác động tiêu cực do AI mang lại mà các doanh nghiệp có thể không nhận thấy hoặc bỏ qua thì cần có sự giám sát của chính phủ và các tổ chức độc lập để đảm bảo công nghệ phát triển theo hướng có lợi cho xã hội, không gây hại. Ví dụ về AI: cần đánh giá các rủi ro tiềm tàng, thiết lập “đạo đức AI”. Thêm nữa, các công ty công nghệ cần có trách nhiệm xã hội, chia sẻ lợi ích với cộng đồng chứ không chỉ tối đa hoá lợi nhuận. Ví dụ hỗ trợ đào tạo lại lao động bị thay thế bởi công nghệ. Đồng thời, chính phủ cần đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích đổi mới sáng tạo nhưng đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới xã hội như tăng bất bình đẳng.

Với các nước đang phát triển như Việt Nam, công nghệ AI gia tăng rủi ro bị bỏ lại sau lưng trong bối cảnh công nghệ AI phát triển. Do đó tôi nghĩ chính phủ các nước này cần có những bước đi cụ thể và chắc chắn như:

1. Đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán) ngay từ cấp phổ thông. Chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ mới.

2. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp AI trong nước phát triển, không chỉ dựa vào công nghệ ngoại nhập. Xây dựng hệ sinh thái AI đổi mới sáng tạo trong nước. Tuy nhiên các hoạt động khởi nghiệp AI này cần phải cẩn thận và khôn khéo để không bị giết chết bởi các ông lớn. Khi ChatGPT-4 công bố chức năng xử lý âm và ảnh vừa qua thì đã gián tiếp (hay trực tiếp) giết chết hàng loạt công ty khởi nghiệp dựa trên các nền tảng AI lớn.

3. Đầu tư cơ sở hạ tầng số như internet băng thông rộng, trung tâm dữ liệu lớn, điện toán đám mây… để hỗ trợ các tổ chức công và tư chuyển đổi số cũng như để hỗ trợ AI phát triển.

4. Xây dựng khung pháp lý và chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư cho AI nhưng vẫn bảo vệ quyền lợi người lao động.

5. Có những chính sách và cơ chế rõ ràng về việc ứng dụng AI trong giáo dục và đào tạo. Điều này dẫn đến việc cần có những chương trình đào tạo giáo viên/giảng viên các cấp.

5. Bước quan trọng không thể bỏ qua đó là cần có kế hoạch đào tạo lại và giúp người lao động chuyển đổi kỹ năng phù hợp với nền kinh tế dựa trên AI. Tránh tình trạng mất việc hàng loạt.

Tổng hợp

TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

Giới thiệu về ứng dụng Gemini trong Workspace

Giới thiệu về ứng dụng Gemini trong Workspace

Bạn có thể sử dụng Gemini trong Gmail, Google Docs, Slides, Sheets và Meet. Có thể mua dưới dạng tiện ích bổ sung cho các tài khoản Google Workspace hiện có. Bạn có thể truy cập Gemini trong tất cả...

Large language model là gì?

Large language model là gì?

Hiện nay, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã có thể tóm tắt bài báo, viết truyện và tham gia tương tác tự nhiên với con người thông qua các cuộc trò chuyện dài. Đứng đằng sau thành công này một...

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

16 + thirteen =