Windows Licensing (Hình thức cấp phép Windows) là gì?
Khách hàng chi trả để có quyền sử dụng hợp pháp phần mềm Windows bản quyền thay vì sở hữu phần mềm này.
Windows Licensing cung cấp các hình thức hợp pháp cho khách hàng và đối tác của Microsoft để có Windows 10 bản quyền. Nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng như:
- Windows 10 trên máy tính mới mua?
- Windows 10 cài song song hai hệ điều hành trên máy MacOS?
- Windows 10 trên máy tính đang sử dụng, hiện chưa có Windows bản quyền?
- Có/Không nhu cầu chuyển đổi Windows 10 sang máy tính mới?
- Số lượng máy tính cần có Windows 10 hay quy mô mà khách hàng muốn triển khai?
- Mục đích sử dụng Windows 10 trên thiết bị cho Cá nhân & Gia đình, hay Doanh nghiệp nhỏ/vừa/lớn, giáo dục, chính phủ…?
Windows Licensing cơ bản được tóm gọn trong bảng dưới đây:
Trong đó:
- OEM (Original Equipment Manufacturer): Là hình thức Windows bản quyền được các nhà sản xuất, lắp ráp tích hợp sẵn trên máy tính mới trước khi giao máy cho khách hàng – người sử dụng cuối (End-User). Khi đó người dùng cuối đã chi trả cho cả Windows và phần cứng như một khối thống nhất.
- FPP (Full Package Product): Là hình thức Khách hàng mua và được cấp phép sử dụng Windows 10 như một phần mềm độc lập như các phần mềm khác. Vì vậy khách hàng toàn quyền sử dụng Windows 10 này từ việc chuyển sang máy tính khác hay cài trên máy tính cả mới và cũ đều được.
So sánh giữa OEM và FPP:
Hai hình thức cấp phép còn lại thực sự là nội dung dễ nhầm lẫn cho đại lý, đối tác khi tư vấn cho khách hàng.
Volume Licensing Agreements (VL) – OLP: Là hình thức bản nâng cấp Windows cho số lượng từ 05 máy trở lên. Vì là bản nâng cấp, nên yêu cầu đầu tiên và bắt buộc là thiết bị phải sẵn có bản Windows Pro hoặc Hệ điều hành hợp lệ như là bản quyền nền*. Khách hàng mua cấp phép Windows theo hình thức Volume Lincesing để nâng cấp Windows hiện tại lên các phiên bản có các tính năng cao cấp, bảo mật hơn tùy theo quy mô và nhu cầu.
Hình thức: Có thỏa thuận giữa khách hàng với Microsoft, 1 key Windows cài được nhiều thiết bị.
GGK/GGWA: Là Giải pháp hợp thức hóa Windows (GGWA/GGK) nhằm để sửa các vấn đề chưa tuân thủ cấp phép Windows trên các máy tính hiện có.
- GGK (Get Genuine Kit): Hợp thức hóa bản quyền cho các máy tính cũ chưa dùng hệ điều hành bản quyền với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, có số lượng không vượt quá 05 thiết bị.
- GGWA (Get Genuine Windows Agreement): Hợp thức hóa bản quyền cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho số lượng máy tính trên 05 máy theo dạng của Volume License – 1 key cài đặt nhiều thiết bị.
Tóm lại, với MÁY TÍNH MỚI, khách hàng có những lựa chọn nào?
Với máy tính cũ, ĐANG SỬ DỤNG, người dùng có lựa chọn nào?
Tham khảo từ Hỗ Trợ Microsoft
0 Lời bình