Dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển, chúng ta đã quen dần với các dịch vụ cloud backup và cloud storage. Nhưng bạn có thực sự phân biệt chúng?
Dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển, chúng ta đã quen dần với các dịch vụ cloud backup và cloud storage. Khi người dùng sử dụng dịch vụ đồng bộ hóa và chia sẻ như Dropbox, Google Drive, OneDrive… họ thường cho rằng chúng cũng hoạt động như một giải pháp sao lưu đám mây. Điều này hoàn toàn sai vì dịch vụ lưu trữ đám mây thường là phụ trợ cho các dịch vụ sao lưu và đồng bộ hóa cũng như các dịch vụ độc lập. Để giúp sắp xếp vấn đề này, tôi sẽ xác định một số thuật ngữ dưới đây khi chúng áp dụng cho thiết lập máy tính truyền thống với một loạt các ứng dụng và dữ liệu.
Nhưng bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa 2 dịch vụ này? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dịch lưu trữ đám mây (cloud storage) và dịch vụ sao lưu đám mây (cloud backup).
Lưu trữ đám mây (cloud storage)
Lưu trữ đám mây (cloud storage) là lưu trữ các tệp trực tuyến để có thể truy cập và hoạt động với mọi thiết bị ở mọi nơi. Dịch vụ lưu trữ đám mây không có giám sát và báo cáo, không hỗ trợ và nếu một máy chủ gặp sự cố tại một trong những trung tâm dữ liệu, bạn có thể không bao giờ gặp lại các tệp đó.
Phần lớn các dịch vụ có giao diện web để bạn tải tệp lên, điều này không an toàn vì dữ liệu trong lúc truyền không được mã hóa. Một số nhà cung cấp cũng không có công cụ đồng bộ hóa các tệp giữa máy tính của bạn và dịch vụ của họ. Hơn nữa, lưu trữ đám mây chỉ các tệp và thư mục có thể được lưu trữ, do đó không có dữ liệu ứng dụng. Một số nhà cung cấp dịch vụ này như: Dropbox, Google Drive, iCloud và Onedrive…
Lưu trữ đám mây (cloud storage) là một cách tuyệt vời để chia sẻ tài liệu. Tuy nhiên, đây không phải là nơi để sao lưu các ứng dụng và tài liệu quan trọng trong kinh doanh.
Sao lưu đám mây (cloud backup)
Sao lưu đám mây (cloud backup) là một ứng dụng dựa trên đám mây, cung cấp cho bạn khả năng tự động sao lưu các tệp, ứng dụng, máy ảo, máy chủ và lưu trữ. Sao lưu đám mây thường thường chạy theo lịch trình nhiều lần hàng ngày hoặc tự động. Hơn nữa, dịch vụ này sẽ nén, mã hóa và chuyển dữ liệu đến các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ để giảm lượng băng thông tiêu thụ và thời gian cần thiết để truyền tệp, cũng như gia tăng an toàn thông tin. Một số nhà cung cấp dịch vụ này như: Backup Everything, Acronis, Veritas v.v..
Khi nào cần lưu trữ đám mây? Khi nào cần sao lưu đám mây?
Lưu trữ đám mây sẽ là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn đang cần một dịch vụ lưu trữ, chia sẽ dữ liệu trực tuyến
Nếu bạn đã từng nghe “sao lưu 3-2-1” (có nghĩa là có ít nhất 3 bản sao dữ liệu, 2 trong số đó là cục bộ nhưng trên các phương tiện khác nhau và ít nhất 1 bản sao ngoại vi) thì sao lưu đám mây là 1 mảnh ghép để hoàn thiện giải pháp này. Dữ liệu của bạn sẽ an toàn hơn khi chỉ sử dụng các giải pháp sao lưu truyền thống hoặc giải pháp lưu trữ đám mây.
THAIKIET
0 Lời bình