Kinh nghiệm nâng cấp ổ cứng SSD, HDD cho máy tính

Comments

Khi máy của bạn hết dung lượng thì cũng là lúc bạn cần tới phải nâng cấp cho mình ổ cứng SSD và HDD để máy hoạt động nhanh hơn, trơn tru hơn. Tuy nhiên việc nâng cấp như nào cho hợp lý, tránh việc nâng cấp sai sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc của bạn.

Lưu ý khi nâng cấp ổ cứng HDD

Dung lượng và giá tiền

Nếu muốn nâng cấp ổ cứng HDD thì việc đầu tiên bạn cần xem xét gồm ding lượng và giá tiền. Hiện nay, ổ cứng HDD có các dung lượng phổ biến như sau: 250GB,…..1TB, 2TB, 3TB, 4TB. Tuy nhiên, khi ổ cứng có dung lượng càng cao thì giá thành cũng cao. 

Tùy vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu của bạn để chọn được ổ cứng có dung lượng phù hợp nhất. Thông thường, người dùng chỉ sử dụng máy tính để phục vụ công việc văn phòng word, excel, lưu hình ảnh, tài liệu…. Thì ổ cứng HDD nên chọn loại có dung lượng từ 250GB đến 500GB vừa đủi. Nếu bạn dùng máy để chơi game và lưu nhiều Video chất lượng thì ổ cứng HDD dung lượng lớn 1TB hoặc cao hơn rất tốt. 

So với HDD thì giá thành của dòng ổ cứng SSD cao hơn nhiều. Nên trước khi nâng cấp ổ cứng HDD bạn hãy cân nhắc giữa nhu cầu và tài chính. Nếu bạn sử dụng cùng lúc ổ cứng SSD và HDD thì sẽ rất có lợi cho cả bạn và máy tính. Ổ SSD có dung lượng từ 120-256GB chứa hệ điều hành, phần mềm, game. Để máy tính hoạt động cho tốc còn ổ cứng HDD có chức năng lưu trữ dữ liệu bình thường.

Kích cỡ ổ cứng HDD 

Hiện nay,  cứng HDD có 2 kích cỡ phổ biến là 3.5 inch cho PC và 2.5 inch Laptop.  Vì thế, khi nâng cấp ổ cứng HDD thì bạn phải biết đang cấp cho Laptop hay PC. Chiều cao của HDD cho laptop 2.5 inch là 7mm và 9mm, hãy đo đạc kỹ phần này trước khi mua kích thước khớp với nhau. 

Chuẩn giao tiếp

Chuẩn giao tiếp được xem như là cách ổ cứng kết nối với máy tính của bạn. HDD chỉ dùng cổng SATA và tương thích cho cả laptop và PC. Ngược lại, chuẩn SATA cũng được thiết lập phiên bản nâng cấp, chẳng hạn như SATA 3, tốc độ 6.0Gb/s.

Còn với ổ cứng SSD thì không dùng SATA, mà nó lại có thiết kế nhiều loại chuẩn giao tiếp form factor hơn. Nhằm mục đích đáp ứng tối đa tốc độ cao của ổ cứng SSD đem đến. Để nâng cấp ổ cứng SSD, HDD thì bạn cần đặc biệt quan tâm đến mainboard, máy tính dùng SSD nào để chọn form factor phù hợp.

Tốc độ quay (RPM)

RPM (Round Per Minute) là đơn vị của vận tốc quay hoặc tần số quay xung quanh một trục cố định. Trên phương tiện giao thông, nó chỉ rõ số vòng quay mỗi phút. Khi bạn tăng gia tốc, cả công suất và RPM tăng ở 1 điểm nhất định.

Hiện ổ cứng HDD có tốc độ quay từ 5400 RPM đến 7200 RPM, cao hơn nữa với ổ cứng HDD cho doanh nghiệp. Vì thế khi lựa chon mua ổ cứng HDD, hãy ưu tiên chọn ổ có tốc độ quay cao hơn.

Bộ nhớ Cache

Bộ nhớ Cache hay bộ nhớ đệm càng cao thì thời gian đọc và ghi của ổ cứng HDD cũng cải thiện từ đó giúp tăng tốc độ của HDD. Một số dung lượng Cache thường được sử dụng nhất hiện nay là: 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB,…

Lưu ý khi nâng cấp ổ cứng SSD

Dung lượng và giá tiền

Do sử dụng các chip flash tốc độ cao để lưu dữ liệu nên giá thành của SSD khá cao hơn nhiều so với HDD. Vì thế bạn cần phải cân nhắc giữa nhu cầu sử dụng với túi tiền của mình khi nâng cấp SSD.

Thông thường, lựa chọn tối ưu nhất cho những người có kinh phí giới hạn là sử dụng song song SSD và HDD. Ổ cứng SSD từ 120-256GB sẽ dùng để chứa hệ điều hành, phần mềm, game,.. để cho tốc độ tốt nhất khi khởi động. Còn HDD sẽ dùng để lưu những dữ liệu bình thường.

Đối với những người kinh phí không là vấn đề, có thể chọn sử dụng SSD cho tất cả dữ liệu để cho tốc độ tốt nhất nếu bạn muốn.

Tốc độ đọc, ghi SSD

IOPS ( Input/Output Operations Per Second) của SSD là thông số chỉ tốc độ đọc hoặc ghi dữ liệu ở các vi trị ngẫu nhiêu mỗi giây. Thường được tính cho đọc, ghi các file dung lượng nhỏ khoảng 4KB. Ổ SSD có IOPS càng cao thì càng tốt. Có thể đổi IOPS sang MB/s bằng cách lấy IOPS x 4 / 1024 = tốc độ MB/giây

Ví dụ ổ SSD Intel 660p có 90000 IOPS đọc ngẫu nhiên, thì có thể lấy 90000 * 4K = 360000K = khoảng 350 MB/s tốc độ đọc ngẫu nhiên.

Kinh nghiệm nâng cấp ổ cứng SSD, HDD Laptop – Nếu so với tốc đọ đọc, ghi tuần tự thường được các hãng công bố thì IOPS cũng quan trọng không kém. Vì không phải lúc nào bạn cũng đọc, ghi dữ liệu tuần tự. Đặc biệt là khi khởi động hệ điều hành, phần mềm, các file nhỏ sẽ được đọc từ các vị trí ngẫu nhiên trong ổ cứng.

Theo UserBenchmark, có khoảng 20% tác vụ sử dụng đọc, ghi ngẫu nhiên trong thực tế.

Loại chip nhớ (NAND)

Dữ liệu được lưu dưới dạng các bit 0 và 1 trong các ô nhớ (tế bào nhớ – cell). Nhiều ô được sắp xếp thành trang, nhiều trang lại được sắp xếp thành các khối. Mỗi chip nhớ sẽ có nhiều khối. Số lượng các bit ở mỗi ô nhớ khác nhau theo từng loại nên có thể bạn sẽ gặp một số SSD chip nhớ loại:

– SLC: (1 bit mỗi cell) loại chip nhớ có thể nói là cao cấp, tính ổ định cao, độ chính xác, độ bền cao khi cho phép ghi xóa nhiều lần (100 000 lần theo Wikipedia) nên giá cao nhất.

 MLC: (2 bit mỗi cell) đây có thể xem là loại trung cấp khi mạng lại độ bền, hiệu suất trung bình thấp hơn SLC nhưng cao hơn TLC.

– TLC: (3 bit mỗi cell) có thể xem như loại giá rẻ, có hiệu suất, độ bền thấp. Đa số ổ SSD phổ thông hiện nay đều dùng loại này.

– QTC: một loại bộ nhớ flash mới được phát hành gần đây, có 4 bit mỗi cell. Cho dung lượng lưu trữ lớn hơn và giá thấp hơn TLC nhưng độ bền kém nhất.

Chip nhớ công nghệ 3D NAND là công nghệ mới trong bộ nhớ flash. Thay vì trước đây là các chip 2D NAND (phẳng), giờ chúng được xếp chồng lên giúp tăng dung lượng lưu trữ, cải thiện tốc độ.

Chuẩn giao tiếp và kích cỡ

Nếu không tìm hiểu kỹ, đây có thể là yếu tố dễ nhầm lẫn nhất khi muốn nâng cấp ổ cứng SSD. Nếu như HDD chủ yếu dùng giao tiếp SATA thì SSD lại khác. Nó có nhiều chuẩn giao tiếp, form factor hơn để đáp ứng được tốc độ cao mà SSD đem lại – Kinh nghiệm nâng cấp ổ cứng SSD, HDD Laptop

Trước tiên bạn cần biết một chút về chuẩn giao tiếp, cổng giao tiếp vật lý và form factor của SSD.

– Form factor: mình có thể hiểu tạm là hình dạng, kích cỡ bên ngoài của SSD.

– Cổng giao tiếp (cổng kết nối): cổng vật lý kết nối SSD với bo mạch chủ máy tính. Hay còn gọi là khe cắm.

– Chuẩn giao tiếp: là cách thức (giao thức) truyền dữ liệu giữa SSD với máy tính, liên quan mật thiết đến tốc độ của SSD. Các chuẩn giao tiếp khác nhau sẽ có các cổng kết nối khác nhau và hình dạng ổ cứng sẽ khác nhau.

Do đó, bạn cần xem xét mainboard cần dùng SSD loại nào để chọn mua cho phù hợp. Nếu phân loại theo hình dạng (form factor) SSD bạn sẽ gặp các loại SSD (gắn trong) phổ biến là SSD SATA và SSD M.2.

Ổ cứng SSD SATA

SSD SATA thì hoàn toàn tương tự HDD, kết nối qua cổng SATA và dùng giao thức SATA để truyền dữ liệu. Đây là một ưu điểm khi dễ dàng nâng cấp ổ cứng SSD cho máy tính từ HDD cũ, vì dùng chung cổng kết nối.

Kích cỡ SSD SATA thường gặp là 2.5 inch Laptop và PC. Có thể hoặc không dùng khay chuyển đổi sang 3.5 inch nếu dùng cho PC. Ổ cứng SSD SATA là loại phổ biến và dễ dàng tìm mua nhất và giá cả cũng ok nhất.

Kinh nghiệm nâng cấp ổ cứng SSD, HDD Laptop – Một dạng khác của SATA là mSATA (mini SATA), cũng sử dụng giao thức SATA nhưng dùng cổng vật lý nhỏ hơn nên thu gọn kích cỡ ổ cứng. Thường dùng cho cách laptop mỏng nhẹ hoặc mini PC. Còn một loại khác nữa là micro SATA, nhưng loại này hiếm gặp. Chủ yếu là cổng SATA nhỏ hơn.

Ổ cứng SSD M.2

M.2 (NGFF) chỉ là một chuẩn form factor mới của SSD. Và cổng kết nối M.2 cũng khác SATA truyền thống. SSD M.2 có thể chia làm 2 loại là SSD M.2 SATA và SSD M.2 NVMe.

SSD M.2 SATA sẽ dùng cổng kết nối (khe) M.2 SATA và dùng giao thức SATA để truyển dữ liệu. Do đó, tốc độ tối đa của SSD M.2 SATA sẽ bị giới hạn bởi giao thức SATA (SATA tối đa theo lý thuyết là 6.0Gbps hay thực tế khoảng dưới 600MB/s).

SSD M.2 NVMe dùng cổng kết nối (khe) M.2 NVMe (hay SSD M.2 PCIe) để kết nối với mainboard máy tính. SSD chuẩn M.2 NVMe sẽ dùng một giao thức truyền dữ liệu mới là NVMe. Đây là giao thức truyền dữ liệu mang lại hiệu suất cao hơn SATA nhiều lần.

Tốc độ tối đa của SSD M.2 NVMe có thể lên đến 3500MB/s. Vì thế giá thành ổ cứng SSD chuẩn M.2 NVMe cũng khá cao. SSD M.2 NVMe thường dùng cho Laptop cao cấp và PC.

Về kích cỡ ổ SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 NVMe (PCIe)) thường gặp là 2242, 2260, 2280,.. Trong đó, 2 chữ số đầu chỉ chiều rộng của ổ (đơn vị mm), 2 chữ số cuối chỉ chiều dài của ổ. Ví dụ ổ SSD M.2 2280 có chiều rộng là 22 mm và dài 80 mm.

Ngoài ra còn có SSD PCIe giao tiếp với mainboard qua khe PCIe. Kích cỡ SSD PCIe khá lớn trông như một chiếc Card VGA và thường dùng trong PC. Loại này bản chất là SSD M.2 kết hợp với adapter để kết nối với khe PCIe.

Khi nâng cấp ổ cứng SSD, bạn cần phải kiểm tra mainboard, laptop cần dùng SSD loại nào để lựa chon mua cho phù hợp. Một mặt để tối ưu, mặt khác tránh râu ông nọ cắm cằm bà kia nhé.

Ưu tiên mua ổ cứng của những thương hiệu lớn để nâng cấp ổ cứng SSD, HDD

Ổ cứng được rất nhiều đơn vị sản xuất, nhưng mua sản phẩm từ những thương hiệu lớn sẽ yên tâm hơn khi sử dụng. Đặc biệt, ổ cứng cũng được hãng với tiêu chuẩn chất lượng cao, độ bền và tính năng hoạt động vượt trội. Hiện nay, có 3 thương hiệu cung cấp ổ cứng tốt và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

  • Ổ cứng HDD của hãng Seagate.
  • Ổ cứng HDD thương hiệu Western (WD).
  • Ổ cứng HDD đến từ hãng Toshiba
  • Ổ cứng SSD Samsung 
  • Ổ cứng SSD Plextor, Crucial

Ổ cứng SSD và HDD loại nào tốt

Đối với nhiều người, không muốn dùng máy tính có cả SSD và HDD nên thường phân vân không biết nên chọn loại nào tốt. Các so sánh dưới đây sẽ cho bạn thấy lựa chọn nào tốt nhất:

  • Giá: Mức giá của ổ cứng SSD cao hơn so với HDD, nhưng với thị trường cạnh tranh thì giá của SSD cũng đang giảm xuống đáng kể. 
  • Tốc độ, hiệu suất : Tốc độ và hiệu suất của SSD luôn cao hơn so với HDD.
  • Độ ồn: SSD sử dụng chip ghi nhớ nên rất yên tĩnh ngược lại HDD dùng cấu tạo quay đĩa từ nên ồn khi hoạt động. 
  • Đồ bền: HDD có thành phần cơ học nên khi rơi dễ hư hỏng. Còn ổ cứng SSD có khả năng chống sốc, chống rung do đó chúng có độ bền cao hơn. 
  • Tiết kiệm năng lượng: Cả SSD và HDD được thiết kế tối ưu nên không hao tốn điện năng. 
  • Hình thức: HDD gồm có 2 loại 3.5 và 2.5 inch. Trong đó, SSD được sản xuất nhiều dạng, kích thước để phù hợp nhu cầu sử dụng. 

Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)
TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *