Cách nói chuyện an ủi với người trầm cảm

Comments

Để nói chuyện an ủi người trầm cảm không phải là điều dễ dàng. Cố gắng không bị chi phối bởi sự lo lắng về việc nói những điều không đúng. Quá nhiều người bị trầm cảm cảm thấy cô đơn – một trạng thái làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tình của họ. Nếu bạn không biết phải nói gì, hãy cho bạn bè của bạn cảm giác rằng bạn sẵn sàng ở đó chỉ vì họ.

Bài viết này thảo luận về những gì bạn có thể nói với người trầm cảm. Bao gồm những điều mà một người rối loạn cảm xúc cảm thấy hữu ích khi được nghe.

Hai từ đơn giản: “quan tâm” – có thể có ý nghĩa rất nhiều đối với một người có thể cảm thấy như cả thế giới đang quay lưng và chống lại họ. Một cái ôm hoặc một va chạm nhẹ nhàng từ bàn tay thậm chí có thể truyền tải thông điệp này. Điều quan trọng là việc tiếp cận phải tinh tế để người mắc bệnh biết rằng họ quan trọng đối với bạn.

Mặc dù đôi khi bạn cảm thấy lúng túng và không chắc chắn lúc mới bắt đầu, nhưng đừng xa rời thực tế hay quá thơ mộng. Nó đơn giản là cần đến từ chính tấm lòng trắc ẩn và sự chấp nhận của bạn.

Nhắc nhở họ rằng bạn ở đây là vì họ

Người trầm cảm có thể có cảm giác như không ai hiểu họ đang cảm nhận như thế nào hoặc thậm chí không ai đủ quan tâm để cố gắng hiểu họ, điều này có thể gây ra sự cô lập và cô đơn với những người bị bệnh.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị trầm cảm có xu hướng co mình lại, vì vậy việc tiếp cận với người bệnh là bước đầu tiên rất quan trọng. Nếu bạn chưa sẵn sàng để thực hiện việc nói chuyện, hãy quan tâm họ bằng cách dành thời gian và cố gắng thường xuyên kiểm tra thông qua điện thoại hoặc nhắn tin, mail…

Khi bạn liên hệ với một người bạn bị trầm cảm, hãy cho họ biết rằng bạn sẽ luôn ở đó trên mỗi bước đường họ đi sẽ tạo ra sự yên tâm rất lớn đối với những người đang đối mặt với chứng rối loạn cảm xúc.

Hỏi người bệnh trầm cảm cách nào mà bạn có thể giúp đỡ

Trầm cảm gây áp lực lớn lên người đang chung sống với nó, cả về thể chất và tinh thần. Do đó, có lẽ điều mà bạn có thể làm là giảm bớt gánh nặng này để người mắc bệnh tăng khả năng hồi phục.

Người trầm cảm có thể miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị của bạn vì sợ họ sẽ trở thành gánh nặng cho bạn, vì vậy hãy nói rõ rằng bạn không bận tâm và thực tâm muốn giúp đỡ theo cách mà họ muốn bạn làm.

Vài trường hợp, căn bệnh trầm cảm có thể khiến cho bạn của bạn mệt mỏi và chán nản đến mức họ thậm chí không biết yêu cầu trợ giúp điều gì. Vậy nên hãy chuẩn bị vài gợi ý cụ thể, có thể bao gồm:

• Gợi ý trợ giúp việc nhà hoặc mua sắm những đồ đạc cần thiết

• Hỏi về việc cần trợ giúp ở công ty

• Đưa người trầm cảm đến cuộc hẹn với bác sĩ

Việc hỗ trợ nên chỉ rõ thời gian cụ thể hoặc các hoạt động thực tế hữu ích. Ví dụ như thay vì nói chung chung “mình có thể làm gì cho bạn không?” hãy thay bằng “Sáng mai là thứ Bảy, mình sẽ đến và giúp bạn dọn dẹp sân vuờn cho bạn được không?”

Hãy nhớ rằng sự giúp đỡ mà bạn nghĩ rằng người trầm cảm có thể cần nhưng thực tế trong mắt họ lại không thực sự có lợi. Hãy đưa ra đề nghị và lắng nghe.

Trầm cảm có thể gây ra sự khó khăn cho việc thực hiện các công việc hàng ngày. Việc hỗ trợ hữu hình, thiết thực có thể là một cách tuyệt vời để giúp đỡ người bị trầm cảm.

Khuyến khích họ nói chuyện với bác sĩ

Điều trị trầm cảm là một phần rất quan trọng trong việc phục hồi. Nhưng thực tế là nhiều người thường thấy xấy hổ hoặc bi quan liệu việc điều trị có thực sự giúp ích hay không.

Nếu người bệnh chưa gặp bác sĩ, hãy khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ này và trấn an họ rằng không có điều gì sai trái khi yêu cầu hỗ trợ. Trầm cảm là một căn bệnh có thật và phải được điều trị đúng cách.

Nếu người trầm cảm đã sẵn sàng cho cuộc gặp với bác sĩ, hãy đề nghị được giúp đỡ bằng cách lấy thuốc điều trị và nhắc nhở việc đi khám đúng giờ với các cuộc hẹn đã lên lịch.

Quan tâm xem người bị trầm cảm có muốn nói chuyện không?

Đôi khi điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho một người bạn đang mắc chứng trầm cảm chỉ đơn giản là lắng nghe một cách thông cảm những gì họ nói – có thể là những chuyện đang làm họ trở nên mệt mỏi hơn – lắng nghe họ cũng là một phương án giúp những người đang căng thẳng này giảm bớt được áp lực khi cảm xúc bị dồn nén.

Hãy chắn chắn việc lắng nghe được diễn ra mà không có việc gì gây ra sự gián đoạn. Đôi khi chúng ta muốn sửa chữa hay đưa ra một vài góp ý cho những người mà chúng ta quan tâm nhưng rõ ràng, người bị trầm cảm chỉ cần ai đó lắng nghe họ nói mà không cần người đó cho những lời khuyên, mặc dù lời khuyên đó mang ý nghĩa thật sự tốt.

Vì vậy:

Lắng nghe có thể giúp làm cho nỗi đau tinh thần và cảm xúc của người trầm cảm dễ chịu hơn khi họ phải trải qua quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà trị liệu.

Nhắc nhở họ biết rằng họ quan trọng

Một cảm giác phổ biến của những người trầm cảm là họ có cảm giác cuộc sống của họ là không quan trọng và thậm chí chẳng ai buồn nghĩ đến họ khi họ đã ra đi. Trong trường hợp này, việc bạn chân thành nhắc nhở họ biết rằng họ quan trọng với bạn và những người khác sẽ giúp những người này nhận ra họ vẫn còn giá trị trong xã hội.

Việc cung cấp thông tin rằng họ là một người quan trọng trong cuộc sống của bạn có ý nghĩa rất to lớn khi một ai đó đang vật lộn với cảm giác trầm cảm và cảm thấy mình thật vô giá trị.

Hãy nói với họ rằng bạn hiểu (nếu bạn thật sự hiểu)
Trước khi bạn nói với ai đó “Tôi hiểu”, bạn nên chắc chắn rằng bạn hiểu rõ vấn đề. Bạn đã bao giờ trải qua trầm cảm chưa? Nếu có, điều này là hữu ích cho bạn bè của bạn để xác định rằng bạn đã trải nghiệm những gì họ đang cảm thấy và nó có thể trở nên tốt hơn.

Tuy vậy, hãy nhớ rằng có một số dạng rối loạn trầm cảm khác nhau, ngay cả khi bạn đã trải qua việc này, nó vẫn có thể rất khác nhau so với trải nghiệm của bạn.

Mặt khác, nếu những gì bạn trải qua là một trường hợp đơn giản hơn; người bị trầm cảm có thể cảm thấy như bạn đang tầm thường hóa trải nghiệm của họ bằng cách so sánh giữa hai trải nghiệm với nhau. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đơn giản thừa nhận rằng mình không hiểu chính xác những gì họ đang trải qua, nhưng thật tâm bạn quan tâm đến họ. Thông thường, những từ tốt nhất nên dùng để nói là: “Tôi không hiểu nhưng tôi thật sự muốn giúp”.

Nhắc rằng bạn có thể cảm nhận theo cách họ đang cảm thấy
Ngay cả khi các vấn đề của người bạn đó có vẻ đơn giản đối với bạn, hãy đừng đưa ra phán xét hoặc các giải pháp đơn giản để giải quyết. Sự mất cân bằng sinh hóa liên quan đến trầm cảm thúc đẩy người bệnh cảm thấy tồi tệ như thế nào đối với các hành động tưởng chừng như dễ dàng.

Thay vào đó, hãy cho người đó biết rằng bạn rất tiếc vì vấn đề mà họ đang chịu đựng rất tồi tệ và việc trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến họ. Nếu người trầm cảm mới bắt đầu dùng thuốc hay nghe tư vấn, có thể phải mất một thời gian để người đó cảm thấy tốt hơn. Vì giống như các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm cần có thời gian để thay đổi hóa chất trong não của người bệnh (có thể lên đến tám tuần hoặc lâu hơn).

Trong thời gian này, người bị trầm cảm và bạn bè của họ không nhất thiết phải tìm hiểu các giải pháp nhanh chóng, dễ dàng để điều trị. Quan trọng là bạn phải nhận thức được rằng bạn nên bên cạnh họ trong suốt quá trình này.

Nhấn mạnh về hy vọng
Trong khi bạn đang trấn an bạn bè của mình rằng trầm cảm là một căn bệnh thật sự, bạn cũng có thể giúp họ hiểu rằng cần phải có niềm hy vọng. Bởi vì, giống như bất cứ căn bệnh y tế nào khác, trầm cảm có thể điều trị được. Thông qua việc dùng thuốc và liệu pháp thích hợp, người mắc trầm cảm có cơ hội rất lớn để trở lại cảm giác bình thường trước đây.

Khi ý định tốt đi sai hướng

Có thể bạn đã nói tất cả những điều mà bạn cho là “đúng đắn”, tuy nhiên người trầm cảm vẫn trở nên khó chịu với bạn. Mỗi người là một cá nhân với những suy nghĩ và cảm xúc độc đáo và riêng biệt, việc tức giận và buồn bã là một trong các bản chất của trầm cảm.

Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tiếp tục làm những gì bạn có thể để hỗ trợ bạn bè của bạn trong tình yêu thương theo bất kỳ cách nào mà họ đã cho phép.

Trang bị những hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo tự tử

Nguy cơ tự tử là cao ở những người sống chung với trầm cảm. Bất kể bạn nói gì hay đã làm gì để giúp đỡ họ, người đó có thể vẫn trải qua những suy nghĩ tiêu cực về vấn đề tự tử. Hãy chắc chắn rằng bạn có những hiểu biết nhất định về các dấu hiệu cảnh báo tự tử và biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ.

5/5 - (1 bình chọn)
TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

Cuộc đời không bỏ lỡ

Cuộc đời không bỏ lỡ

Khi bạn 20 tuổi, bạn có thể mua được món đồ chơi mà năm 10 tuổi bạn không thể mua được, nhưng đã không còn cảm giác vui sướng như hồi đó nữa. Khi 30 tuổi, bạn đã đủ dũng cảm để theo đuổi cô gái mà...

Khổ tận cam lai

Khổ tận cam lai

nh Tàu có câu: KHỔ TẬN – CAM LAI. Mọi người thường hiểu là: Chịu Đắng cay cho tận cùng đi, rồi điều ngọt ngào sẽ đến thôi Thật ra không đúng vậy. Đây là phương pháp trị-nhân, nuốt-người. Làm cho...

Cuộc sống không bán vé khứ hồi

Cuộc sống không bán vé khứ hồi

1. Không có gì chắc chắn rằng bạn sẽ làm một công việc đến hết đời, hay được một người yêu mãi mãi. Trong xã hội nhiều ồn ào này, bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới mà không thể...

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *