Trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng, lỗ hổng web là cửa ngõ để tin tặc khai thác và thực hiện những cuộc tấn công mạng nhằm gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Vì thế, việc chống lại khai thác lỗ hổng web/App là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
OWASP là gì?
Top 10 OWASP là cụm từ rất phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên khái niệm về OWASP lại rất ít khi được đề cập đến. Vậy OWASP là gì?
OWASP là viết tắt của Open Web Application Security Project, đây là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên về bảo mật ứng dụng web. Hiện tại, OWASP đang cung cấp các bài viết, phương pháp, tài liệu, công cụ cũng như hệ thống công nghệ trong lĩnh vực bảo mật ứng dụng website. Đây là nguồn dữ liệu vô cùng lớn cho các nhà phát triển và nhà công nghệ bảo mật web.
OWASP ZAP là gì?
OWASP ZAP là công cụ dùng để kiểm tra lỗ hổng bảo mật được sử dụng phổ biến trên thế giới. OWASP ZAP sẽ giúp các lập trình viên và chuyên viên bảo mật phát hiện được các lỗ hổng mà website đang gặp phải. Ngoài ra, OWASP ZAP còn có thể thực hiện được nhiều tác vụ khác bao gồm quét các yêu cầu (request) website hay ngăn chặn, sửa đổi và chuyển tiếp các yêu cầu web giữa trình duyệt và ứng dụng web.
CVSS là gì?
CVSS là viết tắt của Common Vulnerability Scoring System hay còn được gọi là hệ thống chấm điểm lỗ hổng. Hệ thống này là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các lỗ hổng bảo mật, đồng thời cung cấp thông tin và đặc điểm chính của các lỗ hổng. Sau đó đưa ra điểm số nhằm phản ánh mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng website thông qua những kỹ thuật có sẵn và xuất ra điểm số cho từng lỗ hổng bảo mật với nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau.
Cách thức mà tin tặc (hacker) thường sử dụng để khai thác lỗ hổng website
Trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng, lỗ hổng website được xem là một điểm yếu có thể bị khai thác bởi các tin tặc để tiến hành các cuộc tấn công DoS, DDoS với mục đích thực hiện các hành vi phi pháp làm chậm hoặc sập website, qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của các doanh nghiệp bị tấn công.
Cách thức hoạt động cơ bản trong việc khai thác lỗ hổng bảo mật website là hacker sẽ sử dụng một số công cụ dò quét để phát hiện ra một loạt các website có tính bảo mật an ninh mạng kém. Từ đó, truy xuất ra các lỗ hổng website đang gặp phải cũng như những lỗ hổng đã được công bố nhưng chưa được xử lý, sau đó tiến hành tấn công vào các website mà hacker đã lựa chọn nhằm phá hủy website hoặc trục lợi.
Cụ thể, các lỗ hổng bảo mật có thể bị hacker lợi dụng chạy mã độc, truy cập vào bộ nhớ của hệ thống hay cài đặt các phần mềm độc hại, sau đó đánh cắp, phá hủy hoặc sửa đổi nội dung dữ liệu trong website.
Ngoài ra, hacker còn lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập và tấn công trực tiếp vào một hay nhiều website hoặc tìm cách truy cập vào máy chủ (server) để thăm dò, lấy đi các dữ liệu quan trọng, nghiêm trọng hơn là các hacker sẽ thay đổi đi cấu hình cơ sở hạ tầng mạng.
Vì thế, đảm bảo an toàn cho website là việc vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số như ngày nay. Bởi vì bảo mật an toàn cho website cũng chính là bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp, bảo vệ thông tin cho người dùng.
Tổng hợp
0 Lời bình