DNS là gì?

Comments

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet và là một trong số các chuẩn công nghiệp của các cổng bao gồm cả TCP/IP. DNS là chìa khóa chủ chốt của nhiều dịch vụ mạng như duyệt Internet, mail server, web server…Có thể nói không có DNS, Internet sẽ mau chóng lụi tàn để bạn có thể hình dung về mức độ quan trọng của DNS.

Chức năng của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (Địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).

Mô hình DNS

Ví dụ

Server Web thaikiet có IP là 100.100.100.100 nếu không có DNS bạn phải truy cập đúng IP là 100.100.100.100. Với DNS bạn chỉ cần truy cập www.thaikiet.com lập tức DNS sẽ dịch thành 100.100.100.100

Nguyên tắc làm việc của DNS

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (Nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý.

DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Cách sử dụng DNS

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (Internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (Miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

DNS Server phổ biến

Danh sách các DNS Server phổ biến hiện hay

DNS OpenDNS

  • 208.67.222.222
  • 208.67.220.220​

DNS Google

  • 8.8.8.8
  • 8.8.4.4

DNS Cloudflare

  • 1.1.1.1
  • 1.0.0.1

DNS FPT

  • 210.245.24.20
  • 210.245.24.22

DNS VNPT

  • 203.162.4.191
  • 203.162.4.190

DNS Viettel

  • 203.113.131.1
  • 203.113.131.2

Tổng Hợp

5/5 - (1 bình chọn)
TRƯƠNG THÁI KIỆT

TRƯƠNG THÁI KIỆT

https://thaikiet.com

thaikiet.com là nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Mạng Máy Tính, Quản Trị Hệ Thống và Bảo Mật. Với tiêu chí là cùng chia sẽ cùng thành công!

Mail: [email protected]

Bài viết cùng chuyên mục

Ngăn chặn user cài đặt phần mềm trong Domain

Ngăn chặn user cài đặt phần mềm trong Domain

Trong thực tế, khi các bạn đã xây dựng hệ thống DC, vẫn có 1 số phần mềm có thể cài đặt được bởi quyền của user như zalo..., bạn có thể chặn người dùng cài đặt bằng các bước đơn giản bên dưới. Mở...

Di chuyển thư mục lưu trữ active directory trên DC

Di chuyển thư mục lưu trữ active directory trên DC

Khi chúng tôi cài đặt thư mục hoạt động, nó cung cấp tùy chọn chọn đường dẫn thư mục để sao chép các tệp cơ sở dữ liệu thư mục hoạt động (Thư mục NTDS). Lời khuyên của tôi là luôn sử dụng một phân...

0 Comments

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one × five =